Khảo sát phong thủy ngục Dữu Lý – nơi Văn Vương viết Dịch
Ông Nguyễn Mạnh Linh – giám đốc TT NCƯD Phong thủy Kiến trúc đã khảo sát phong thủy ngục Dữu Lý
Hậu thiên bát quái được cho là do Văn vương nhà Chu vẽ ra khi ở trong ngục Dữu Lý. Nhiều nhà nghiên cứu cũng cho rằng khi bị giam ở Ngục Dữu Lý, Văn Vương đã trùng quái và tìm ý nghĩa cho 64 quẻ. Ông cũng là người viết Thoán từ và cũng gọi là Quái từ cho mỗi quẻ. Các nhà nghiên cứu, Nho gia, sử gia đều nhất trí cho rằng nhờ có Văn Vương mà các quẻ từ đây mới có lời giải khá minh bạch.
Người được nhắc tới công đầu tiên với Chu Dịch là Văn Vương. Ông tên thật là Cơ Xương, một chư hầu của nhà Ân, phong làm Tây Bá. Sau Kiệt Trụ thấy thế lực của ông mạnh, chư hầu theo về đông đúc đã bắt ông giam ở Ngục Dữu Lý 7 năm trời. Cuối cùng ông được Kiệt Trụ thả và giao cho ông cầm quân tiêu diệt các dân tộc nổi loạn. Đến khi được Khổng Tử Nha (Lã Vọng) giúp đỡ, Văn Vương đã hoàn thành nhiệm vụ rồi mất vào năm 1135 Tr.CN.
Khi ông chết, con ông là Cơ Phát lên ngôi Tây Bá. Năm 1122 Tr.CN, Cơ phát đem binh diệt Trụ lập ra nhà Chu; xưng Vương là Chu Võ Vương, phong cha là Văn Vương. Chu Võ Vương có làm cho cơ đồ nhà Chu hưng thịnh, nhưng người có công làm cho nền văn minh Trung Quốc phát triển hùng mạnh là Chu Công Đán, em ruột của Chu Võ Vương. Võ Vương chết năm 1115 Tr. CN, con là Chu Thành Vương còn nhỏ tuổi lên nối ngôi. Chu Công Đán làm phụ chính, ông đã hết lòng phò tá giữ ngôi cho cháu, dẹp tan bọn phản loạn trong dòng họ tổ chức Nhà nước, sửa đổi lễ nhạc. Song Chu Công Đán vẫn chuyên tâm nghiên cứu theo nghiệp cha và phát triển Kinh Dịch.
Thời Văn Vương mới chỉ đặt ra Thoán từ để giải nghĩa toàn quẻ. Chu Công Đán đặt ra Hào từ cho mỗi hào của mỗi quẻ.
Tới giai đoạn này Chu Dịch mới thành một cuốn sách có căn cứ, nghĩa lý.
(474)
You must log in to post a comment.