Làng Tam Liêu – làng phong thủy chân truyền Dương Quân Tùng

Dương Quân Tùng (834-904), người Mã Quý Cổ Đậu (nay là trấn Mã Quý thành phố Cao Châu, TQ), thời Đường. Là người tinh thông thiên văn địa lý, được phong làm quốc sư thời Đường Hy Tông
Theo ghi chép “Cám Châu Dương Công từ Phủ chí” của Đổng Thiên Tích triều Minh thì Dương Quân Tùng người Đậu Châu, làm quan tới chức Kim Tử Quang Lộc đại phu (một quan văn, tương đương chính tam phẩm thời Đường, là chức quan cao quý), phụ trách công việc địa lý của đài thiên văn Linh Đài. Khi khởi nghĩa Hoàng Sào đánh phá Kinh thành, ông đã xuống tóc vào núi Côn Lôn ở ẩn. Khi qua Kiền Châu, đã dạy thuật địa lý cho Tăng Văn Siêm.
Theo ghi chép trong gia phả họ Tăng ở Tam Liêu: Dương công sư tổ người Quảng Đông, là con út trong gia đình. Dương công sư tổ tên Quân Tùng, tự Ích, hiệu Cứu Bần, sinh vào mùng 8 tháng 3 năm Giáp Dần thời Đường. Từ bé ham học, 17 tuổi đỗ Tiến sỹ, làm quan tới chức Kim Tử Quang Lộc đại phu. Đến năm 45 tuổi, do loạn Hoàng Sào, nên muốn về ở ẩn, mang học thuật phong thủy đã học trong cung đình phổ biến ra dân gian, cũng như đi giúp dân chúng khắp nơi. Hiện cả hai họ Tăng, Liêu ở Tam Liêu đều có Từ đường Dương công.

tamlie-dentho
Ảnh: Tác giả tại Dương công từ họ Tăng.

Theo dòng lịch sử
Theo sử liệu, hai họ Tăng, Liêu đều từ Ninh Đô đến định cư tại Tam Liêu Hưng Quốc. Đất của hai họ đều do Dương Quân Tùng chọn. Tăng Văn Siêm là đệ tử cả của Dương Quân Tùng, cũng là tổ tiên họ Tăng đầu tiên tại Tam Liêu, từ sau khi gặp Dương Quân Tùng tại chùa Hoàng Thiền, ông đã theo Dương công đi khắp nơi, tuy vậy trong lòng vẫn muốn tìm một nơi đất tốt để định cư cho con cháu sau này. Tăng Văn Siêm muốn định cư tại Ninh Đô, vì theo ông đây là nơi phong thủy tốt, con cháu có thể làm quan lớn, nhưng Dương Quân Tùng cho rằng chỉ có thể làm tướng cướp. Sau này Tăng Văn Siêm tìm thấy Tam Liêu, cho rằng con cháu đời đời có thể làm quan, nên nói với Dương Quân Tùng rằng ông đã tìm thấy đất “trước có ấn ngọc, sau có lọng che”. Dương Quân Tùng đến đây, thấy quả là nơi đất tốt, núi nước ôm vòng, giữa thung lũng có ngọn núi nhô lên, phía xa có cây cổ thụ cao to, bên dưới có tảng đá lớn hình tròn. Nhưng dưới con mắt của Dương Quân Tùng, đây là nơi đất tốt cho đời đời con cháu của thầy phong thủy định cư, vì cả thung lũng lòng chảo trông như cái la bàn lớn, ngọn núi lớn giữa thung lũng như kim chỉ nam, cây tùng và tảng đá lớn phía sau lại như tay nải và cái ô của thầy địa lý. Dương Quân Tùng nói, sống ở đây, con cháu sau này đều cầm la bàn, đeo tay nải ra đi. Hóa ra, Dương Quân Tùng cũng lo sau khi mất đi không truyền bá tiếp được phong thủy, mong rằng đệ tử đời đời kế thừa học thuật phong thủy của mình. Dương công đã cùng hai đệ tử (Tăng Văn Siêm và Liêu Vũ) đã dựng lều cỏ ở gần giữa thung lũng, mỗi người một lều, do lều cỏ còn gọi là liêu, nên gọi là Tam Liêu.

tamlieu-leuco
Ảnh: Tác giả trước lều cỏ của Dương công

Dương công chọn đất cho đệ tử, có ghi lại trong địa kiềm ký, như “phía nam có Thiên Mã thủy chảy về Đông”, “xuất thổ ngô công (con rết bò ra khỏi đất) ở Cấn Dần”,… nên rất nhiều người khảo cứu phong thủy, khi đến đây đều ôm theo sách, tìm kiếm các thuật ngữ như “Thiên Mã thủy”, “Xuất thổ ngô công”, “La Kinh sơn”,… mà Dương công đã mô tả.

tamlie-ngocong
Ảnh: Thế “xuất thổ ngô công”

Làng văn hóa phong thủy Tam Liêu
Người TQ có câu “Phong thủy TQ khởi tại Cám Châu, phong thủy Cám Châu khởi tại Tam Liêu”. Tuy Tam Liêu chỉ là một làng nhỏ, nhưng từ thời Ngũ Đại đến nay, đã có 27 thầy phong thủy đẳng cấp quốc gia, 36 tiến sỹ Khâm thiên giám Linh Đài, 72 thầy phong thủy có tiếng, hàng trăm thầy phong thủy uy tín đi lập nghiệp các nơi. Như đời Minh, thầy phong thủy tại Tam Liêu là phong thủy sư riêng của hoàng gia, có tổng cộng hơn chục người làm ở Khâm thiên giám, chuyên xem phong thủy hoàng gia. Do hàng chục kiệt tác phong thủy được sử dụng tại hoàng gia như Minh thập tam lăng, Cố cung Tử cấm thành, Trường Thành, … mà được người đời sau gọi là “Làng văn hóa phong thủy số 1 Trung Quốc”. Liêu Quân Khanh (1350-1413) đời Minh cũng là thầy phong thủy nổi tiếng, thiết kế Minh thập tam lăng, sau trở thành tiến sỹ Khâm thiên văn Linh đài.

tamlieu-bia
Ảnh: Tác giả tại tấm bia khắc “Làng văn hóa phong thủy số 1 Trung Quốc”

Về phong thủy, làng Tam Liêu nổi danh hơn Cám Châu rất nhiều, nơi đây được gọi là “Làng văn hóa phong thủy số 1 Trung Quốc”, “Đất khởi nguồn của văn hóa phong thủy”. Trong thôn có khoảng 5 ngàn người, thì có tới gần 500 người hành nghề phong thủy, rất nhiều người họ Tăng, Liêu tại Tam Liêu rời làng đi các nơi lập nghiệp, thành lập công ty tư vấn, đào tạo phong thủy.
Do những tác phẩm kinh điển về phong thủy tại Tam Liêu cũng như của dòng họ Tăng – Liêu trên thế giới, mà giới phong thủy TQ có câu “chưa đến Tam Liêu chưa thành thầy”.

tamlieu-lang
Ảnh: Tác giả chụp ảnh lưu niệm cùng thầy phong thủy họ Tăng trước cổng làng Tam Liêu

Làng Tam Liêu chỉ có hai họ Tăng, Liêu, đền thờ của hai họ này đều thờ Dương Quân Tùng, gọi là Dương công. Dương công mất đi, không có con cháu, chỉ còn họ Tăng – Liêu theo nghề. Theo “Hưng Quốc huyện chí” nhờ có ba lều cỏ này mới có tên Tam Liêu, cũng nhờ có Dương Quân Tùng mà Tam Liêu trở thành nơi khởi nguồn văn hóa phong thủy của các trường phái tại Trung Quốc.

Địa hình làng Tam Liêu
Làng Tam Liêu là một lòng chảo với ba mặt Nam, Tây, Bắc giáp núi, Nam Bắc rộng 2km, Đông Tây dài 6km. Các núi bao bọc xung quanh có núi Hậu Long (550.5m) từ phía Tây, Ngưu Ách Khâu (774.6m), Miếu Tử Lĩnh (692.2m), La Loát Lĩnh (676m) từ phía Nam chạy đến phía Nam làng, phía Tây làng giáp với Hoàng Lĩnh (467.5m), phía Đông tuy là bình địa nhưng cũng có ngọn Đá La kinh (387.3m) từ phía Bắc chạy xuống. Sự bao bọc này làm cho làng Tam Liêu trở thành thung lũng lòng chảo khá khép kín, với điểm cao nhất là Ngưu Ách Khâu phía Nam.

Phong cảnh tại đất họ Tăng: Miên Cung lĩnh, Đá La kinh, đền thờ hình rắn, đền thờ họ Tăng,…
Phong cảnh tại đất họ Liêu: Đá Hòa hợp, hồ Thất tinh, cây 9 nhánh, giếng cam tuyền, đền thờ họ Liêu,…

Đá La kinh (Núi La kinh)
Là ngọn núi nhô lên giữa lòng chảo làng Tam Liêu, cao khoảng 80m, chiều dài theo trục Tý Ngọ, Bắc rộng Nam nhọn, trông như kim chỉ nam trên la bàn. Ban đầu, Dương công cũng đánh giá hình dạng như la kinh, là nơi để con cháu đời sau thực hành thuật phong thủy.

tamlieu-lakinh
Ảnh: Tác giả trên ngọn núi La kinh, sau lưng là làng Tam Liêu

Đá tay nải
Là tấm bình phong của Tam Liêu, hình như tay nải. Dương công khi xưa đánh giá “trước có la kinh, sau có tay nải, con cháu đều hành nghề phong thủy giúp đời”. Sự nổi tiếng các đời phong thủy tại Tam Liêu đã chứng minh lời nói của Dương công.

Đền thờ hình rắn họ Tăng
Là đền thờ dưới núi phía bắc Tam Liêu, xây dựng vào đời Minh, do thầy phong thủy Liêu Bỉnh lựa chọn, Nhâm sơn Bính hướng kiêm Tỵ Hợi. Cả kiến trúc hình như con rắn, thiết kế kiểu uốn lượn, không đối xứng.

tamlieu-hinhran
Ảnh: Tác giả trước đền thờ hình rắn họ Tăng

Đá hòa hợp
Nếu đứng trên Đá hòa hợp – ranh giới giữa hai họ Liêu Tăng, sẽ thấy địa hình làng Tam Liêu như đồ hình thái cực, hai họ Tăng Liêu sống hai bên, đại diện cho lưỡng nghi trong thái cực đồ.

Địa chất làng Tam Liêu
Tam Liêu nằm trên giao điểm của khối dung nham và vỉa thạch anh. Núi Hậu Long phía Bắc là vỉa thạch anh, chất đất kém, khô cằn, cây cối thưa thớt.

tamlieu-da
Ảnh: Tác giả trước vỉa đá quý làng Tam Liêu

tamlieu-da2
Ảnh: Tác giả nhặt đá quý để kiểm định – trên núi cao làng Tam Liêu

(3115)

%d bloggers like this: